Đang tải dữ liệu ... ...
logo

TRỊ TIÊU CHẢY CHO BÉ – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

 

Tại sao trẻ em bị tiêu chảy thường xuyên hơn người lớn? Cách nào chữa trị tiêu chảy ở trẻ em tại nhà hiệu quả nhất? Dưới đây là một trong những cách trị tiêu chảy cho bé có thể bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho bé yêu của bạn

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là một bệnh do đường ruột bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy sẽ làm cơ thể bé sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng và mất nước. Một số những nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy ở hầu hết trẻ em bao gồm:

  • Lây nhiễm từ vi rút như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và ký sinh trùng như Giardia. Vi-rút là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Cùng với phân lòng, triệu chứng của viêm dạ dày ruột do vi-rút thường bao gồm nôn mửa, đau bụng, đau đầu và sốt.
  • Các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn.
  • Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện một cách nhanh chóng, bao gồm nôn mửa và có xu hướng biến mất trong vòng 24htiêu chảy ở trẻ em           Trẻ bị tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ

Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường gây mất nước không đáng kể, nhưng khi bé bị tiêu chảy cấp thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn. Mất nước do tiêu chảy có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Chính vì thế mà cha mẹ cần hết sức chủ động trong việc khắc phục tránh việc trẻ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Trị tiêu chảy ở trẻ em – có thể bạn chưa biết

Một đứa trẻ bị tiêu chảy khi chúng đi ngoài bằng phân lỏng hơn 3 lần/ngày. Nhiều người cho rằng uống nhiều nước sẽ làm cho tiêu chảy nặng hơn. Đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Một em bé bị tiêu chảy cần được uống nước càng nhiều càng tốt cho đến khi ngừng tiêu chảy, bởi vì uống nhiều nước sẽ giúp trẻ thay thế chất dịch bị mất trong quá trình tiêu chảy. Điều này rất quan trọng vì tình trạng mất nước có thế dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó bạn cần hết sức lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Kiểm tra các triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Các triệu chứng chính là đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần 1 ngày và các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau bụng
  • Ói mửa, buồn nôn
  • Cảm giác đau khi đi ngoài
  1. Đưa con gặp bác sĩ

Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng sau đây xuất hiện:

  • Đi cầu phân lỏng, nhiều nước nhiều lần trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ.
  • Xuất hiện máu và chất nhầy trong phân
  • Sốt cao
  • Ăn không ngon hoặc không muốn ăn uống
  • Mắt trũng
  • Cơn khát kéo dài
  • Cảm giác yếu ớt và mệt mỏi
  • Tiêu chảy kéo dài 1 tuần hoặc hơn
  1. Cung cấp đủ nước cho bé

Đối với một đứa trẻ điều trị tại nhà thì việc bổ sung nước càng nhiều càng tốt, đặc biệt là sau mỗi lần đi cầu. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột càng nhiều càng tốt.

Đối với bé dưới hai tuổi: liên hệ với bác sĩ để thay đổi lượng nước theo trọng lượng và tuổi của bé

Đối với vé hai tuổi trở lên: cách 20 phút cho bé uống một nửa cốc nước. Có thể chia nhỏ phần nước cho bé uống

Luôn chú ý đến những triệu chứng bất thường của trẻ nhằm hạn chế những biến chứng của bệnh tiêu chảy đối với sức khỏe.

 

tapchiyduoc